Game online hay nhất - Game online 3D - Thế Giới Hoàn Mỹ

sỉ áo thun trơn

áo thun giá sỉ

Thành Trì


Kiếm Tiên Thành

Kiếm Tiên Thành từ lâu đã được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, quê hương của những Kiếm Khách, Pháp Sư lừng danh của Nhân tộc. Nhiều người tin rằng, thành mang tên Kiếm Tiên Thành là do ngàn năm trước, một vị Kiếm Tiên trong ngày độ kiếp phi thăng đã để lại tác phẩm vô tiền khoáng hậu: Một thanh cự kiếm bằng đá cực lớn, nặng hàng ngàn tấn, cắm thẳng đứng trước thành. Thanh Kiếm này được đẽo gọt bằng kiếm khí của vị Kiếm Tiên kia, gọt hết quả núi phía Nam thành vốn có dạng cây nấm trở thành một thanh cự kiếm.

Dù qua ngàn năm, nhiều địa danh đã đổi tên, nhiều địa hình đã biến đổi, nhưng những bức tường thành của Kiếm Tiên Thành vẫn vững trãi qua hàng trăm trận chiến. Như dãy Thiên Sơn gần đó, qua chiến tranh đã thành Tàn Sơn hay dòng Nhược Thủy đã thay tên thành Thặng Thủy, Kiếm Tiên Thành vẫn mãi là Kiếm Tiên Thành. Nó được giữ vững bởi máu, mồ hôi, nước mắt và cả tính mạng của bao đời thành chủ. Tương truyền Thành chủ Kiếm Tiên Thành đời thứ nhất khi giao tranh với Oán Linh, ông giết hơn mười vạn tên, sau đó vì mệt mỏi mà cả người và kiếm đều rơi xuống hồ lớn đông bắc Kiếm Tiên Thành. Hồ đó do vậy cũng liền mang tên Kiếm Tiên Hồ.

Kiếm Tiên Thành vốn được xây lên từ thung lũng hẹp dài giữa 2 núi đá lớn. Tường thành và các công trình đều lấy nguyên liệu từ chính quả núi phía Nam, khiến nó sau này chỉ còn là một quả đồi nhỏ. Nhưng cũng nhờ xây lên từ nguyên liệu chính là đá, các công trình đều thể hiện sự vững chãi, uy nghiêm, ngàn đời không đổi.

Ngàn năm trôi qua, trải bao sương gió thăng trầm, thanh cự kiếm bằng đá, biểu tượng tinh thần của cư dân Kiếm Tiên Thành vốn bóng mượt đã có nhiều vết rạn nứt, nhiều lỗ thủng... nhưng dù có thêm ngàn năm nữa, thanh kiếm này vẫn sẽ mãi dựng thẳng, như chính ý chí kiên cường của những Kiếm Khách, Pháp Sư nơi đây...

 

Vạn Hóa Thành

Nhờ dòng Nhược Thủy mà phần Nam của đại lục Hoàn Mỹ có những khu vực không hề bị sa mạc hóa. Dòng Nhược Thủy bắt nguồn từ Tuyết Băng Hạp Cốc, kéo dài xuống phía Nam, gần như xuyên suốt đại lục Hoàn Mỹ và tạo nên những mảnh đất hoa cỏ xanh tươi, ngập tràn sức sống.

Tại trung tâm của những cao nguyên, nơi mà người ta dễ dàng tìm thấy những vách đá chọc trời và những cổ thụ hàng ngàn thước, Vạn Hóa Thành được Thú Tộc xây lên, rất gần với dòng Nhược Thủy. Địa điểm xây lên Vạn Hóa Thành được coi là không thể tốt hơn: đủ gần dòng Nhược Thủy để lấy nước, lại có nguồn nước dự trữ ở Xuyên Tâm Hồ nhưng cũng đủ xa nguồn nước an toàn trong phòng ngự.

Nằm giữa một khu vực nhiều vách đá cheo leo, gần đó là những cao nguyên rộng lớn, Vạn Hóa Thành thoạt nhìn sẽ khiến người ta có cảm giác khô nóng nhưng thực ra lại rất thích hợp với Thú tộc. Nơi đây, các công trình kiến trúc không theo đuổi sự tinh tế, nghệ thuật mà hoàn toàn là thô dã, hòa hợp với tự nhiên xung quanh. Vì vậy, nếu ai chỉ nhìn qua mà đã đánh giá sức phòng ngự của Vạn Hóa Thành thì chắc chắn sẽ sai lầm. Nơi đây từng là nơi chôn thây của bao kẻ cuồng ngạo, coi thường cư dân Thú tộc.

Khi hậu đặc biệt, địa thế cheo leo, hiểm trở, Vạn Hóa Thành đã bồi dưỡng ra nhiều đời chiến binh Tiên Thú và Thần Thú kiên cường. Lịch sử của Thú tộc chính là gắn với Vạn Hóa Thành và được viết lên bởi máu, máu của những chiến binh đã cống hiện sinh mạng của mình cho tự do và hạnh phúc của đồng tộc.

Ngàn năm trôi qua, dù nguồn nước cung cấp cho Vạn Hóa Thành ngày càng khó khăn vì cát sa mạc vẫn ngày ngày lấn vào nhưng những cư dân Thú tộc sẽ không bao giờ rời bỏ thành trì này. Vạn Hóa Thành sẽ mãi là giá trị tâm linh, là tín ngưỡng của mọi đời cư dân Thú tộc.

 

Tích Vũ Thành

Ai cũng biết là khí hậu nóng ẩm thì rừng rậm sẽ càng phát triển rộng lớn, và rừng rậm cũng chính là ngôi nhà của mọi người dân Vũ Tộc.

Nằm mãi phía Nam lục địa, được bao quanh bởi dòng Vô Ưu Hà và nằm cạnh hồ lớn nhất đại lục là Tích Vũ Hồ, thành trì của Vũ tộc mang tên Tích Vũ Thành ngàn năm qua được ẩn giấu giữa những tán cây rừng già ngàn năm xanh tươi. Hội tụ đủ điều kiện là nguồn nước dồi dào và khí hậu thích hợp, nơi đây phủ kín bởi rừng rậm xanh tươi, là miền đất thiêng, khai sinh ra Vũ Mang và Vũ Linh, những thiên thần của Vũ Tộc.

Trong trận chiến ngàn năm giữa Nhân tộc và Vũ tộc, chưa một lần nào Nhân tộc có thể tiến quân xâm nhập vào sâu Tích Vũ Thành. Tích Vũ Thành được gọi là thành nhưng thực ra cũng không phải là một thành trì đúng nghĩa, bởi vì nó không hề có tường thành hay cổng thành tiêu chuẩn. Thế nhưng, nói theo cách khác thì toàn bộ rừng già cũng chính là tường thành cho Tích Vũ, một tường thành tự nhiên mà hữu hiệu, tuyệt đối an toàn cho cư dân Vũ tộc.

Ẩn sâu sau những tán xanh rì rộng lớn, cư dân Tích Vũ Thành có cuộc sống thật yên bình và tĩnh lặng. Phần lớn thời gian họ không giành để tranh đấu, chém giết mà giành để theo đuổi nghệ thuật. Những công trình, kiến trúc của họ luôn có những hoa văn mỹ miều, đường nét uyển chuyển cùng bề ngoài mềm mại. Những công trình điển hình cho tình yêu với nghệ thuật của Vũ tộc có thể nhìn thấy khắp nơi như Ngâm Nguyệt Kiều, Lạc Phong Kiều hay bến thuyền Vô Ưu Hà.

Cho đến nay, Tích Vũ Thành vẫn là thành trì thần bí nhất trong số thất đại thành trì trên đại lục. Người ta đồn rằng, ở trung tâm của Tích Vũ Thành vẫn còn ẩn giấu một pháp trận cường đại để hậu duệ của Vũ tộc - những người con mang trong mình dòng máu của Thần có thể gửi lời thỉnh cầu của mình lên Phụ Thần của họ, giúp tộc dân của họ mãi mãi trường tồn...

 

Kinh Đào Thành

Ngàn đời cư dân Nhân Ngư (Tịch Tộc) đã nối tiếp nhau kiến tạo và mở rộng tòa thành trì của tộc mình: Kinh Dào Thành. Nhìn từ trên cao, tòa thành thực giống như một pháo đài kì ảo, một thế giới rực rỡ mầu sắc. Đi tiếp vào trong thành, những phiến đá mà đôi chân ta đang giẫm lên đều lấy mầu xanh nước biển làm mầu chủ đạo. Dù là đang đi trên lục địa, cũng khiến người ta tưởng tượng như đang du ngoạn trong lòng biển. Cảm giác vô cùng tinh xảo.

Kiến trúc trong thành lấy nguyên tố hải dương làm chủ điểm. Trải qua bao đời với biết bao biến động nhưng những thiết kế đã trở thành văn hóa như ghế ngồi bằng đá mang hình dáng đuôi cá, kiến trúc hoa văn có hình gợn sóng, bức tường có hình vây cá, bàn đá in hoa văn hình sò biển... vẫn luôn luôn tồn tại. Tất cả chúng đều hòa vào trong chủ đề cuộc sống của Tịch Tộc, tái hiện khung cảnh hải lục thần kì mĩ lệ.

Với tiêu chuẩn thẩm mĩ rất cao, chẳng hề kém Vũ tộc, trong mỗi kiến trúc của Tịch Tộc đều không quên yếu tố nghệ thuật. Ngoài điều đó, bất kì công trình nào cũng đều phải thể hiện được yêu cầu là phải có thần, thể hiện được ý chí của người kiến trúc sư.

Nhìn tổng quan, ai cũng dễ dàng thấy được 2 tượng đá đồ sộ nguy nga đại diện cho sức mạnh của Tịch Tộc. Gần đó, Chủy Thủ sắc nhọn hình tam giác trên kiến trúc tượng trưng cho ý trí kiên trì và lòng quả cảm của con người Tịch Tộc...

 

Tổ Long Thành

Lịch sử Hoàn Mỹ ghi lại, từ những năm 2320, khi quân Man Tộc còn ở phía dưới Băng Thiên Tuyết cùng với Tuyết Nhân tộc đánh giết lẫn nhau, 20 vạn thợ lành nghề của nhân loại đã tụ tập ở trung lục, phía bắc Thông Thiên Hồ bắt đầu xây dựng đô thành Trung Lục. Không ai có thể ngờ rằng, 2 năm sau (năm 2322), cuộc chiến ngàn năm lần thứ 2 lại nổ ra.

Quân đội Bạch Vũ Hắc Dực chia làm 2 nhánh tiến đánh Nhân tộc. Năm 2324, quân đội Bạch Vũ Hắc Dực bao vây và cướp được Thiên Không Chi Thành, uy hiếp trực tiếp tới tòa thành đang xây dựng. Kể từ đó, qua hàng chục năm, hai bên liên tục đánh phá lẫn nhau phía bờ Thông Thiên Hồ, còn đô thành cũng được xây dựng cách quãng trong 50 năm. Lịch sử Hoàn Mỹ ghi lại, năm 2370 thì tòa thành mới hoàn thiện. Để kỉ niệm Thượng Cổ Chân Long, người canh giữ của Trung Lục đã quy tịch trong truyền thuyết, thành được gọi là “Tổ Long Thành”.

Tổ Long Thành được xây dựng trong thời buổi loạn lạc, tự nhiên có cái mênh mông và dáng vẻ rất đặc biệt. Nhân tộc sau đó ỷ thế thành mà chiến, không sợ những trận chiến ban đêm hay những đợt tập kích thường thấy của Vũ Tộc. Nhờ vậy, quân đội thoải mái phân bố, điều khiển kì binh, không ngừng gây rối hậu phương của Vũ Tộc, phá hoại con đường hỗ trợ cho tiền tuyến. Cuối cùng, Nhân tộc đã giữ được thế trung lập, còn khiến đại quân Thú tộc đóng ở Tế Kì Pha phải đầu hàng.

Đến năm 2371, Nhân tộc tổng phản công, đoạt lại Thiên Lệ Chi Thành. Cũng từ đó, Nhân tộc trăm trận trăm thắng, lần lượt giành lại các thành phía nam Trung Lục, đánh đuổi liên quân Bạch Vũ Hắc Dực chạy vào vùng rừng sâu. Bốn mươi tám thành ở cả trung lục đều bị đánh chiếm, thế lực của Tổ Long Thành đã đạt đến đỉnh cao.

Kể từ đó, dù có xảy ra biết bao biến cố như những lầm bọn đạo tặc quanh bốn phương Tổ Long Thành tập hợp lại bất thần đảo chính, Tổ Long Thành vẫn vững chãi và không ngừng mở rộng ra tứ phía. Không tính đến những nơi có quan lại cai trị, riêng tổng dân số của đế đô cũng đạt vài chục vạn dân. Với quy mô như vậy, trước đã không có mà sau này chắc cũng khó có thành trì có thể vượt lên, người đời sau xưng tụng thành trì là “Hoàng Đế Chi Đô”, và được xếp vi trí đầu tiên trong Ngũ Đế Minh Đô.

 

Vạn Lưu Thành

Những sinh linh được Chư thần mang từ Hạ giới suy tàn đến Thế Giới Hoàn Mỹ, sau khi trải qua thời kỳ đầu bất an không lâu, dần dần bắt đầu bước vào thế giới hoàn toàn mới. Họ gọi thế giới này là Thế Giới Hoàn Mỹ với mơ ước nơi đây sẽ là chốn thiên đàng của một kiếp người.

Do Chư thần có thể căn cứ vào bố cục của Hạ giới để xây dựng Thế Giới Hoàn Mỹ, các loại sinh vật rất dễ dàng tìm được bến đỗ phù hợp với họ. Vừa mới trải qua đại kiếp nạn hủy trời diệt đất, tất cả các sinh linh đều mệt mỏi lạ thường, lịch sử Hoàn Mỹ mấy trăm năm đầu tiên được ghi lại là rất yên bình.

Lịch sử Hoàn Mỹ năm 225, đại biểu của các chủng tộc, các tông phái lần đầu tiên triệu tập hội nghị Trưởng lão ở trung lục. Và lịch sử Hoàn Mỹ đã ghi lại: Trải qua 6 năm với nhiều lần họp bàn thảo luận, đến năm 231, các Trưởng lão đã nhất trí hợp lực xây dựng Vạn Lưu Thành hùng vĩ và Quy Tông Tháp nguy nga trên cao nguyên phía Tây Bắc trung lục để bày tỏ niềm mong ước thiên hạ quy về một mối, người người bình đẳng...

Sau khi xây dựng xong Vạn Lưu Thành, các chủng tộc và các tông phái trên Thế Giới Hoàn Mỹ phái những tinh anh của họ đến sống ở Quy Tông Tháp - trên thực tế đã trở thành một trong những lực lượng có tính quyết định đối với các thế lực trên toàn Thế Giới Hoàn Mỹ, để giải quyết sự xung đột không đáng có giữa các thế lực lớn.

Vậy mà qua nhiều ngàn năm sau đó, những tinh anh trong Quy Tông Tháp hầu như chỉ quan tâm đến ý nghĩa huyền bí của pháp thuật và vũ trụ. Họ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chìm đắm  trong việc tìm kiếm những sự vật thần bí, rất ít khi trực tiếp can thiệp vào chính sự trên Đại lục Hoàn Mỹ. Họ thực sự trở thành một thế lực trung lập đến không thể trung lập hơn.

Mặc dù vậy, từ trước đến nay không có bất kỳ một chủng tộc hoặc tông phái, hay là sinh linh đơn lẻ nào dám coi nhẹ ý kiến của họ. Những chủng tộc dám coi nhẹ ý kiến của họ đều đã bị tiêu diệt, tiêu diệt đến mức hoàn toàn khiến mọi người không còn lưu lại bất cứ khái niệm gì về những chủng tộc đó cả. Vạn Lưu Thành cũng vì đó mà được coi như mảnh đất rất an toàn, dù không bao giờ phồn hoa như Tổ Long Thành hay Tầm Mộng Cảng.

 

Tầm Mộng Cảng

Khi hợp lực xây dựng lên Thế Giới Hoàn Mỹ, chư thần đã bố trí thế giới này có rất nhiều điểm tương đồng với Nhân giới trước đây, từ địa hình đến phong cảnh hay khí hậu, tất cả đều giống hệt. Nhưng có một điều khiến cư dân Hoàn Mỹ vẫn luôn thắc mắc, đó là trong Thần Chỉ mà chư thần lưu truyền lại sau khi sáng thế, có một vùng đất rất lớn hoàn toàn mới mà mọi người chưa biết đến.

Nhiều phỏng đoán được đưa ra: Là do thần chỉ thiếu sót vì chư thần kiệt lực hay có ai đó đã cố tình giấu đi? Vùng đất kia là tài nguyên dự phòng mà chư thần dành cho các sinh linh khi chẳng may có một ngày Thế Giới Hoàn Mỹ xảy ra cảnh hủy diệt, hay đây chỉ là miền đất thử thách cho những sinh linh cường đại muốn mạnh mẽ vươn lên để có ngày tiếp cận chúng Thần? Ai cũng tò mò và nhiều đời trôi qua, biết bao người đã đi tìm câu trả lời...


Ở vùng duyên hải phía Đông Nam của Thế Giới Hoàn Mỹ hình thành một bến cảng. Mỗi năm năm từ nơi đây đều có rất nhiều cao thủ bậc nhất xuất phát từ đây đi tìm vùng đất mới như trong truyền thuyết đã nói, để thực hiện ước mơ của mình. Bến cảng do đó được gọi là Tầm Mộng Cảng và càng ngày càng nổi danh từ.

Vô số những thanh niên tuấn tú, bỏ mặc tuổi thanh xuân, từ biệt người thương của mình lên đường ra biển khơi mênh mông. Ba nghìn năm trôi qua, nhiều cửa hàng mọc lên quanh bến cảng, buôn bán tấp nập, dần dần trở thành một trong những đô thị phồn thịnh nhất Thế Giới Hoàn Mỹ, ngầm phân chia ảnh hưởng với “Ngũ Đế Minh Đô”.

Năm tháng qua đi, mọi người đã dần dần quên đi những dũng sĩ vượt đại dương đi tìm vùng đất mới. Nơi đây chỉ còn lại những thiếu nữ tóc đen giờ đã chuyển thành màu trắng và những giọt nước mắt nhớ thương người yêu tạo thành một hồ nước lớn không bao giờ cạn: Thủy Lệ Hồ.

Nhiều ngàn năm trôi qua, đến một ngày, có người nhìn thấy ở phía chân trời xa xa hiện lên những cánh buồm trở về. Họ mang theo những gì trở về?...